|
Hình trên: 1 Tiger dZi ở giữa và 2 Tasso dZi
Các hạt Tiger dZi cổ đại hình bầu dục có thiết kế sọc ở 2 đầu, người Tây Tạng gọi là 'Taklok', nghĩa là "da hổ". Chúng rất phổ biến, thường được làm bộ chia trên chuỗi mala. |
|
Tasso dZi có kiểu thiết kế một đường sóng (phần màu đen) không có đường viền chạy 2 đầu |
Tasso Dzi Bead: Tasso được dịch là "răng ngựa". Hạt Tasso là một trong những hạt lâu đời nhất, xuất hiện khoảng thời gian 500 TCN đến 500 SCN. Người Tây Tạng gọi những hạt đặc biệt này là Tasso có nghĩa là "ngựa bay" hay "ngựa thần". Không phải tất cả các hạt từ khoảng thời gian này đều là hạt Tasso. Người Tây Tạng cho rằng những dấu hiệu này cũng như hình dạng của một số hạt là răng ngựa. Người Tây Tạng coi "ngựa bay" như một biểu tượng thiêng liêng để vượt qua những trở ngại.
Khoảng 500 SCN, một số nhà buôn bắt đầu gọi biểu tượng trên Tasso dZi là "răng hổ", họ cho rằng gọi như thế hợp lý hơn bởi vì hổ mạnh mẽ, dũng mãnh hơn ngựa. Nhưng hầu hết các nhà sưu tầm Dzi cỗ đều khẳng định Dzi trong khoảng thời gian cụ thể này là hạt Tasso Dzi. Một hạt Tasso cổ xưa cực kỳ khó tìm, ngay cả những nhà sưu tập lâu năm chuyên nghiệp cũng chưa chắc một lần trong đời sở hữu một viên như vậy.
Trong khi "ngựa" có ưu điểm về sức bền bỉ, dẻo dai, luôn vượt qua những chướng ngại trên đường thì "hổ" với sự dũng mãnh của cơ bắp và tinh thần sắc bén có xu hướng phá vỡ mọi rào cản. Đặc điểm nhận dạng của
Tiger dZi là hạt có
hình bầu dục (hình dáng một cái răng) khác với những viên
Tasso dZi có
hình trụ thon và dài.
|
Tiger dZi xưa rất hiếm |
|
Tiger dZi mới của Đài Loan sản xuất có nhiều chấm đen trên bề mặt là những tạp chất sắt hoặc hematite (một dạng khoáng vật của ôxít sắt) |
|
Chuỗi đeo cổ được kết hợp Tiger dZi và Lotus dZi hình bầu dục rất đặc trưng ở Nepal |
|
Một phụ nữ Tây Tạng đeo vòng cổ san hô và Tiger dZi.
Photo by Zhuang Xueben (1936) |
|
Tasso dZi xưa với những chấm đỏ xuất hiện từ bên trong hạt dZi |
|
Tasso dZi có xuất xứ từ Trung Quốc (31mm x 11mm) |
|
Tasso dZi cổ xưa (17mm x 10mm) |
Trong nhiều thập kỉ, các nhà khảo cổ, nhà sưu tập vẫn miệt mài tìm kiếm, đào bới nhằm giải mã bí ẩn phía sau những họa tiết, phương pháp làm, cũng như nguồn gốc xuất xứ của chúng.