Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

Những viên dZi bị vỡ

Những viên dZi bị vỡ, hư hỏng không bị loại bỏ


Đối với người Tây Tạng những viên dZi bị hư hỏng hay vỡ đôi không bị bỏ đi mà vẫn được tiếp tục sử dụng hoặc cất giữ cẩn thận, bởi vì họ tin rằng những hạt như vậy đã hấp thụ, ngăn chặn một thảm họa lớn để bảo vệ chủ nhân thoát khỏi những tai ương, bất hạnh lớn. Những phần bị hư hại đã bị mài mòn từ nhiều thế kỷ khi đeo trên cơ thể qua nhiều thế hệ và đã hình thành một lớp sáp mịn do việc cọ xát trên cơ thể và hấp thụ các loại dầu (mồ hôi) từ da. Đó là một minh chứng rõ ràng về một hạt không bị loại bỏ vì vỡ. Thông thường nếu một hạt dZi bị hư hỏng được đeo thì nó thường là hạt có mắt nguyên vẹn hoặc hạt với các họa tiết bất thường được ưa thích. Ngoài ra, nếu hạt bị hư hại có màu mạnh (màu nâu đậm, hay đen) thì nó vẫn được cho là có năng lượng tâm linh mạnh mẽ.

viên dZi cổ bị vỡ chỉ còn 1 phần...

Không rõ viên này khi xưa có bao nhiêu mắt,
phần còn lại 3 mắt vẫn còn nguyên vẹn...

Những dấu vết của thời gian hằn sâu lên viên đá...

quan sát phần đá được nhuộm (màu đen) đã thẩm thấu ít nhất 1mm
chứng tỏ đây là viên dZi rất cổ xưa.

Một hạt bị hỏng thường được đính lên nhẫn hoặc làm mặt dây chuyền nếu nó có kích thước phù hợp. Nếu bị gãy đôi, hai nửa này thường được nối lại với nhau bằng vàng. Hạt nguyên vẹn hiếm khi được bọc hoặc đóng khung bằng kim loại quý vì chúng được coi là có giá trị hơn và mạnh hơn nếu được giữ nguyên. DZi bị hư hỏng cũng được sử dụng để trang trí cho các bức tranh Thangka truyền thống và trong y học Tây Tạng.

Viên dZi bị vỡ được đính lên nhẫn...

Vòng đeo cổ với viên dZi chỉ còn 1/3

Trong y học Tây Tạng, dZi được sử dụng trong điều trị bệnh động kinh và các vấn đề tuần hoàn. Người ta cũng tin rằng dZi có thể điều hòa tim mạch và nói chung giữ cho cơ thể không bị bệnh tật. Hạt thường được nghiền và trộn với các loại thảo mộc và khoáng chất khác để bào chế thuốc chữa bệnh (tiếng Tây Tạng: Rilbu).

Hình dưới đây là 1 viên dZi mới đã được cố tình làm gãy đôi và được đánh bóng mịn. Điều bất thường trên hạt này là các đường trang trí đã được đóng khung và khảm bằng bạc hoặc bạch kim. Trông có vẻ hấp dẫn, tuy nhiên, đây không phải là một kỹ thuật được sử dụng để trang trí các hạt dZi trong thời cổ đại.






Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

Tasso dZi - 06Ts449


Tasso dZi - 06Ts449










Phân biệt Tasso dZi và Tiger dZi

Hình trên: 1 Tiger dZi ở giữa và 2 Tasso dZi
Các hạt Tiger dZi cổ đại hình bầu dục có thiết kế sọc ở 2 đầu, người Tây Tạng gọi là 'Taklok', nghĩa là "da hổ". Chúng rất phổ biến, thường được làm bộ chia trên chuỗi mala.

Tasso dZi có kiểu thiết kế một đường sóng (phần màu đen) không có đường viền chạy 2 đầu

Tasso Dzi Bead: Tasso được dịch là "răng ngựa". Hạt Tasso là một trong những hạt lâu đời nhất, xuất hiện khoảng thời gian 500 TCN đến 500 SCN. Người Tây Tạng gọi những hạt đặc biệt này là Tasso có nghĩa là "ngựa bay" hay "ngựa thần". Không phải tất cả các hạt từ khoảng thời gian này đều là hạt Tasso. Người Tây Tạng cho rằng những dấu hiệu này cũng như hình dạng của một số hạt là răng ngựa. Người Tây Tạng coi "ngựa bay" như một biểu tượng thiêng liêng để vượt qua những trở ngại.

Khoảng 500 SCN, một số nhà buôn bắt đầu gọi biểu tượng trên Tasso dZi là "răng hổ", họ cho rằng gọi như thế hợp lý hơn bởi vì hổ mạnh mẽ, dũng mãnh hơn ngựa. Nhưng hầu hết các nhà sưu tầm Dzi cỗ đều khẳng định Dzi trong khoảng thời gian cụ thể này là hạt Tasso Dzi. Một hạt Tasso cổ xưa cực kỳ khó tìm, ngay cả những nhà sưu tập lâu năm chuyên nghiệp cũng chưa chắc một lần trong đời sở hữu một viên như vậy.

Trong khi "ngựa" có ưu điểm về sức bền bỉ, dẻo dai, luôn vượt qua những chướng ngại trên đường thì "hổ" với sự dũng mãnh của cơ bắp và tinh thần sắc bén có xu hướng phá vỡ mọi rào cản. Đặc điểm nhận dạng của Tiger dZi là hạt có hình bầu dục (hình dáng một cái răng) khác với những viên Tasso dZihình trụ thon và dài.

Tiger dZi xưa rất hiếm
Tiger dZi mới của Đài Loan sản xuất có nhiều chấm đen trên bề mặt là những tạp chất sắt hoặc hematite (một dạng khoáng vật của ôxít sắt)
Chuỗi đeo cổ được kết hợp Tiger dZi và Lotus dZi hình bầu dục rất đặc trưng ở Nepal
Một phụ nữ Tây Tạng đeo vòng cổ san hô và Tiger dZi.
Photo by Zhuang Xueben (1936)
Tasso dZi xưa với những chấm đỏ xuất hiện từ bên trong hạt dZi
Tasso dZi có xuất xứ từ Trung Quốc (31mm x 11mm)
Tasso dZi cổ xưa (17mm x 10mm)
Trong nhiều thập kỉ, các nhà khảo cổ, nhà sưu tập vẫn miệt mài tìm kiếm, đào bới nhằm giải mã bí ẩn phía sau những họa tiết, phương pháp làm, cũng như nguồn gốc xuất xứ của chúng.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

Cách chọn Dzi theo năm tuổi

Bảng thống kê dưới dây giúp bạn chọn được viên Dzi phù hợp với năm tuổi của mình.


Tý - Rat - 1924 1936 1948 1960 1972 1984 1996
Hợp với Dzi: 8, 18, 21 (mắt)

Sửu - Ox - 1925 1937 1949 1961 1973 1985 1997
Hợp với Dzi: 8, 18, 21 (mắt)

Dần - Tiger - 1926 1938 1950 1962 1974 1986 1994
Hợp với Dzi: 8, 18, 21 (mắt)








Mẹo - Cat - 1927 1939 1951 1963 1975 1987 1999
Hợp với Dzi: 3, 4, 9, 13, 18 (mắt)

Thình - Dragon - 1928 1940 1952 1964 1976 1988 2000
Hợp với Dzi: 3, 4, 9, 13, 18 (mắt)

Tỵ - Snake - 1929 1941 1953 1965 1977 1989 2001
Hợp với Dzi: 3, 4, 9, 13, 18 (mắt)







Ngọ - Horse - 1930 1942 1954 1966 1978 1990 2002
Hợp với Dzi:1, 5, 6, 7, 11, 18 (mắt)

Mùi - Goat - 1931 1943 1955 1967 1979 1991 2003
Hợp với Dzi: 1, 5, 6, 7, 11, 18 (mắt)

Thân - Monkey- 1932 1944 1956 1968 1980 1992 2004
Hợp với Dzi: 1, 5, 6, 7, 11, 18 (mắt)









Dậu - Rooster - 1933 1945 1957 1969 1981 1993 2005
Hợp với Dzi: 2, 10, 12, 15, 18 (mắt)

Tuất - Dog - 1934 1946 1958 1970 1982 1994 2006
Hợp với Dzi: 2, 10, 12, 15, 18 (mắt)

Hợi - Pig - 1935 1947 1959 1971 1983 1995 2007
Hợp với Dzi: 2, 10, 12, 15, 18 (mắt)




(nguồn: sưu tầm)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN